Các dự báo tương lai khi xem xét các chuyển dịch sức mua tương đương Kinh_tế_Ấn_Độ

Quy mô GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng vài thập kỷ tới, có xem xét các yếu tố sức mua tương đương, các xu hướng tăng trưởng và cơ cấu dân số.

Tuy nhiên, báo cáo của Goldman Sachs đã bỏ qua hiệu ứng giảm sút nhanh những tỷ lệ sức mua tương đương của các nền kinh tế khi chúng đã đạt mức trưởng thành, dẫn đến các sức mua tương đương cuối cùng có xu hướng đạt 1,0 (so với con số 5,0 đối với Ấn Độ và Trung Quốc trong năm 2007 (có nghĩa rằng giá trị 1 dollar Mỹ ở Ấn Độ và Trung Quốc sau khi chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ địa phương theo tỷ giá hối đoái hiện tại lớn hơn 5 lần giá trị đó ở Hoa Kỳ do các đồng tiền này rẻ hơn). Sự sụt giảm này xảy ra do: (1) lạm phát và (2) sự tăng giá đồng tiền địa phương. Hai nhân tố này có thể đồng thời xảy ra, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP theo mức tỷ giá là phi thường, đạt 20% hoặc hơn mỗi năm. Điều này đẫn đến việc tăng gấp đôi GDP theo giá USD cố định mỗi 3,5 năm hay đại loại (một ví dụ của hiện tượng này đã từng xảy ra đối với nền kinh tế Ấn Độ trong năm 2006-2007 như được mô tả dưới đây).

Điều này đã từng xảy ra trong lịch sử ở các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nền kinh tế mới phát triển khác được công nghiệp hóa nhanh và đuổi kịp phương Tây chỉ trong vài thập kỷ. Không có lý do gì xu hướng này lại không xảy ra với các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ (một trong những hiện tượng này có thể nhìn thấy qua những áp lực gần đây làm tăng giá đồng tiền của Ấn Độ và Trung Quốc). Ví dụ, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm 2006 là 9,4%, đồng tiền tăng giá ~10%, và lạm phát khoảng 5%, dẫn đến tăng trưởng GDP đo theo "dollar tỷ giá", (=(1+(0,1+0,05))*1,094) khoảng 26%. Thậm chí cả sau khi điều chỉnh cho mức 3% mất giá của giá trị USD thực (do lạm phát ở Mỹ), các con số này theo tỷ giá USD cố định vẫn đạt mức tăng trưởng GDP 22% mỗi năm. Điều này giải thích tại sao GDP của Ấn Độ tăng từ mức 800 tỷ USD năm 2006 lên hơn 1000 tỷ USD năm 2007.

Do vậy, các con số tăng trưởng do Goldman Sachs tính toán hoặc do các tổ chức khác tính toán sử dụng tăng trưởng GDP thực tế của mỗi nước trong dự báo của mình (tương ứng với tăng trưởng trên cơ sở PPP) đã bỏ qua ảnh hưởng của sự suy giảm tỷ số PPP. Họ đã sử dụng GDP theo tỷ giá hối đoái hiện hành làm cơ sở cho các dự báo của mình về quy mô kinh tế. Bất kỳ phép ngoại suy tăng trưởng GDP nào dựa trên tăng trưởng "địa phương" trong quá khứ mà không xem xét sự suy giảm tỷ số PPP khi kinh tế phát triển đều đã đánh giá không hết tăng trưởng GDP theo tỷ giá xảy ra thực sự. Và, sai sót này sẽ lũy tích khi có thêm những dự báo mới trong tương lai.

Do đó, việc dự báo hợp lý GDP bình quân đầu người trong tương lai nên căn cứ một cách đơn giản trên hai số lượng thích hợp: kích cỡ nền kinh tế hiện tại được đo bằng PPP, và tốc độ tăng trưởng thực. Căn cứ vào sự tăng trưởng PPP, người ta tính rằng GDP của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất vào thời kỳ 2009-2010, nghĩa là chỉ cách hiện nay (2007) có 3 năm. Tương tự, GDP của Ấn Độ đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Nếu dự báo tương lai nền kinh tế, người ta tính rằng nền kinh tế (GDP theo PPP) Ấn Độ sẽ có vượt qua nền kinh tế Mỹ vào khoảng năm 2024 (với mức tăng trưởng 10% mỗi năm cho Ấn Độ, 3% cho Mỹ). Nghiên cứu lịch sử kinh tế Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc sẽ cho phép thấy nền kinh tế Ấn Độ đã vừa vượt qua một nút thắt cổ chai tăng trưởng, và rằng tốc độ tăng trưởng thực của Ấn Độ có thể thậm chí cao hơn và sẽ giữ được trong nhiều thập kỷ, khiến cho sự qua mặt GDP này có thể xảy ra sớm hơn và kịch tích hơn"[55]). Mặc dù Ấn Độ trở thành nền kinh tế có GDP lớn hơn GDP của kinh tế Hoa Kỳ, thì thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn chỉ bằng ~1/4 so với của Mỹ vào lúc đó. Vì lý do như trên, chắc chắn là trong vòng 16-17 năm kể từ năm 2007, Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng trưởng với nhịp đô như hiện nay khi nó vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Ấn_Độ http://www.cerium.ca/article1684.html http://english.people.com.cn/200701/12/eng20070112... http://www.asiatradehub.com/india/intro.asp http://www.business-standard.com/bsonline/storypag... http://edition.cnn.com/2004/WORLD/asiapcf/09/03/in... http://www.dnaindia.com/report.asp?NewsID=1093213 http://economist.com/countries/India/profile.cfm?f... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=S%2... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=S%2... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=S%2...